Bước vào các cửa hàng, nhà hàng, quán ăn,… chúng ta không khỏi bắt gặp máy POS tại quầy thu ngân. Thiết bị này có những công dụng gì, có thể dùng với những thẻ nào và phí ra sao?
Mục lục
Máy POS là gì?
POS viết tắt của từ “Point of sale”, có nghĩa là điểm bán hàng. POS từng chỉ là máy cà thẻ ATM. Cho đến những năm gần đây, với công nghệ hiện đại phát triển, máy POS (POS terminal) còn được hiểu là máy quản lý bán hàng. Ngày nay, thiết bị POS có thể chạy phần mềm tính tiền, in hoá đơn (POS system).
Các loại máy POS hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy POS:
- Loại máy POS cà thẻ do ngân hàng cung cấp dùng để đọc và trừ tiền thẻ ATM nội địa, thẻ thanh toán quốc tế.
- Loại thứ 2 là máy POS bán hàng dùng để chạy các phần mềm quản lý bán hàng.
Các loại thẻ chấp hành thanh toán bằng POS
Tất cả các loại thẻ vật lý (thẻ ATM) do ngân hàng phát hành đều có thể thanh toán qua máy POS, bao gồm thẻ nội địa và quốc tế. Các loại thẻ quốc tế chấp nhận thanh toán trên toàn cầu:
- Thẻ Visa (số thẻ bắt đầu bằng số 4)
- Thẻ Master Card (số thẻ bắt đầu bằng số 5)
- Thẻ JCB (số thẻ bắt đầu bằng số 35)
- Unionpay (số thẻ bắt đầu bằng số 62)
Các thẻ nội địa là thẻ ATM của các ngân hàng như: Techcombank, BIDV, Vietcombank,… đều có thể thực hiện thanh toán qua hệ thống máy POS.
Các hình thức thanh toán qua POS
Để đảm bảo sự tiện lợi so với trả bằng tiền mặt nên thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua máy POS cũng cực kỳ đơn giản. Hiện tại có 3 cách thanh toán thông qua máy POS theo mức độ phổ biến từ cao đến thấp như sau:
Thanh toán bằng cách quẹt thẻ
Đây là cách thanh toán phổ biến nhất với máy POS. Thao tác thanh toán rất đơn giản, khách hàng chỉ cần đưa thẻ cho nhân viên, sau đó nhân viên sẽ quẹt thẻ vào máy POS, bạn nhập mã PIN, thanh toán được xử lý và cuối cùng là bạn ký tên vào biên lai.
Phương pháp quẹt thẻ được áp dụng với thẻ nội địa, phổ biến nhất đó là thẻ ghi nợ nội địa.
Thanh toán bằng cách cắm thẻ
Cách này dành cho thẻ chip EMV – Công nghệ này có ở thẻ quốc tế Visa/MasterCard/JCB… Nó an toàn hơn thẻ từ nhiều lần. Tuy nhiên thường thì cách này sẽ không cần nhập mã PIN khi thanh toán.
Cũng vì vậy mà khách hàng cần đặc biệt lưu ý không để làm mất thẻ, kẻ gian có thể dùng thẻ này để thanh toán máy POS, lợi dụng việc thanh toán không cần nhập mã pin.
Thanh toán bằng điện thoại (không cần sử dụng thẻ)
Bạn sẽ biết tới cách này thông qua các ứng dụng thanh toán như Android Pay, Apple Pay, Samsung Pay. Bạn sẽ đặt điện thoại lại gần máy POS, nhập mã PIN là thanh toán xong. Bạn chỉ cần tải ứng dụng về smartphone tương thích là có thể thanh toán qua máy POS mà không cần dùng thẻ ATM.
Phí sử dụng máy POS
Đối với đơn vị kinh doanh
Hiện nay mức phí thanh toán qua máy POS đang được áp dụng với đơn vị chấp nhận thẻ, cụ thể như sau:
- Với thẻ quốc tế: từ 2% đến 2,5%,
- Với thẻ nội địa: dưới 1%.
Mức phí này được tính trên tổng giao dịch đã thực hiện tại máy POS.
Đối với chủ thẻ
Chủ thẻ sẽ không mất phí khi giao dịch bằng máy POS theo quy định của ngân hàng nhà nước. Thay vào đó, cơ quan/đơn vị kinh doanh sẽ chịu phí này cho ngân hàng cung ứng máy POS.
Khách hàng vẫn nên lưu ý hỏi trước khi thanh toán ở máy POS, đặc biệt là những cửa hàng nhỏ về việc tính thêm phí. Một số cửa hàng trừ phí sử dụng máy POS vào tài khoản của khách hàng, điều này có thể dẫn đến việc bị trừ tiền oan.
Những lưu ý khi thanh toán bằng POS
Đối với đơn vị kinh doanh
In lại hoá đơn: Nếu máy bị kẹt giấy/hết giấy, người dùng thao tác nhấn phím Func 72 > Enter. Nếu người dùng muốn in lại hoá đơn, nhấn phím Func 73 > nhập số hoá đơn > Enter.
Thay giấy:
- Với máy POS cố định: Giấy thường được xếp sẵn theo nếp, hãy mở nắp khay đựng giấy, kiểm tra xem giấy đã đặt đúng cách chưa, để giấy thẳng.
- Với máy POS cầm tay: Giấy thường ở dạng cuộn tròn, người dùng mở nắp khay đựng giấy, kéo một phần giấy lên sau đó đóng nắp lại.
Kiểm tra hạn sử dụng thẻ: Để tránh làm mất thời gian của khách hàng, nhân viên cần chú ý kiểm tra thời hạn sử dụng thẻ trước khi thanh toán cho khách hàng.
Kiểm tra số tiền cần thanh toán trước khi xác nhận: tuy có thể bạn sử dụng máy POS thành thạo nhưng vẫn có một số trường hợp vì nhầm lẫn mà nhập sai số tiền. Tuy bạn có thể làm thao tác hoàn trả lại cho khách, nhưng thao tác này ở một số ngân hàng thì mất vài ngày có khi đến 2 tuần dẫn đến làm khách khó chịu, không hài lòng.
Trước khi xác nhận, cần kiểm tra kỹ số tiền cần thanh toán: Có nhiều trường hợp bị thanh toán nhầm khiến khách hàng khó chịu, việc xử lý và hoàn tiền có thể kéo dài đến vài tuần. Vì vậy nhân viên luôn luôn phải kiểm tra cẩn thận số tiền cần thanh toán trước.
Đơn vị tiền tệ: Hãy kiểm tra đơn vị tiền tệ trước khi thanh toán để tránh nhầm lẫn.
Kiểm tra đường truyền internet: Máy POS hoạt động nhờ mạng Wifi. Vì vậy, nhân viên cần kiểm tra đường truyền, tín hiệu mạng của máy POS trước và trong ca làm việc.
Đối với chủ thẻ
Chủ thẻ cần cẩn thận trong việc bảo mật thông tin thẻ, đề phòng kẻ gian đánh cắp thông tin, cụ thể là những cách sau:
– Tuyệt đối không được cho người khác mượn thẻ (kể cả người thân).
– Không tiết lộ mã PIN cho bất cứ ai kể cả nhân viên ngân hàng, khi nhập PIN thanh toán cần che tay lại.
– Không đưa thẻ cho người khác mà không quan sát, đề phòng bị chụp lại thông tin. Nếu phát hiện những hành vi bất thường cần lấy lại thẻ ngay.
– Với người dùng thẻ chip EMV: khi thanh toán, hãy ký tên vào mặt sau thẻ (nên xóa số CVV trên thẻ).
– Ký ngay tên vào khoảng trắng yêu cầu phía sau của thẻ ATM để nhân viên kiểm tra lại thông tin khi quẹt thẻ.
– Phải có được hóa đơn sau khi quẹt thẻ và kiểm tra số tiền đã thanh toán đầy đủ. Bạn nên giữ lại hóa đơn và các chứng từ liên quan để đối chiếu khi cần thiết.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cần biết về máy POS và những điều cần lưu ý đối với chủ thẻ và đơn vị kinh doanh. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích.